(Tài chính) Khái niệm, thuật ngữ và nội dung của tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nói riêng đã được sử dụng nhiều, nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong quá trình triển khai áp dụng. Việc hiểu và vận dụng tốt về tổ chức công tác kế toán sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán quản trị của doanh nghiệp

Xem thêm : Dịch vụ làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp giá rẻ

Tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác Kế Toán

Các quan điểm về tổ chức công tác kế toán

Về nguyên tắc, tổ chức công tác kế toán được xem như tổ chức các công việc của kế toán một cách tốt nhất, nhằm đạt được yêu cầu hoạt động và cung cấp thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý. Cụ thể:

– “Tổ chức công tác kế toán là những mối quan hệ có yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán: Chứng từ kế toán, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối kế toán”. Quan điểm này mới chỉ nói lên tổ chức về các phương pháp kế toán một cách chung nên chưa thể hiện rõ được nhiều yếu tố liên quan.

– “Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc sử dụng các phương pháp kế toán để thực hiện việc phân loại, ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phù hợp với Luật Kế toán, Luật Ngân sách Nhà nước và các chính sách, chế độ hiện hành; phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị”. Quan điểm này nêu cụ thể hơn về tổ chức công tác kế toán, tạo điều kiện cho việc vận dụng vào thực tế được thuận lợi hơn. Song, chưa nêu rõ vấn đề về tổ chức bộ máy để thực hiện các khâu công việc kế toán.

Theo Luật Kế toán, “tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưu giữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán”.

Từ các quan điểm trên, có cách tiếp cận và luận giải khác nhau về tổ chức công tác kế toán nhưng đều có mục đích chung là hướng tới việc sắp xếp, tổ chức các công việc mà kế toán cần phải thực hiện tốt chức năng tổ chức thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính một cách kịp thời, đầy đủ phục vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô. Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức nhân sự kế toán theo các phần hành kế toán cụ thể, thực hiện các phương pháp kế toán phù hợp với yêu cầu thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp (DN) nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung cụ thể của tổ chức công tác kế toán theo quy định của Chương II, Luật Kế toán quy định nội dung cụ thể về tổ chức công tác kế toán, gồm:

+ Về chứng từ kế toán: Chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn; các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán; lập chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán; chứng từ điện tử.

+ Về tài khoản kế toán và sổ kế toán: Phải lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán và sổ kế toán cho phù hợp với đặc điểm của DN; mở sổ kế toán, quản lý theo dõi, sửa chữa và khoá sổ kế toán.

+ Về báo cáo tài chính (BCTC): Các loại BCTC; lập BCTC; thời hạn nộp và công khai BCTC; nội dung công khai BCTC; kiểm toán BCTC.

+ Về công tác kiểm tra kế toán: Cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra kế toán, nội dung kiểm tra kế toán; quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra kế toán.

+ Về kiểm kê tài sản, bảo quản và lưu giữ tài liệu kế toán: Các trường hợp kiểm kê tài sản; nội dung của việc kiểm kê tài sản; bảo quản và lưu giữ tài liệu kế toán.

+ Về công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể chấm dứt hoạt động phá sản.

tổ chức công tác kế toán

+ Về tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán.

Vận dụng công tác kế toán quản trị

Từ những nội dung liên quan đến công tác tổ chức kế toán vừa nêu, có thể vận dụng để tổ chức công tác kế toán quản trị đối với DN đó là:

– Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán: Là việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của DN. Chứng từ kế toán được DN thiết kế, bổ sung chỉ tiêu dựa trên những mẫu hướng dẫn (không bắt buộc, không có quy định cụ thể của Nhà nước) nhằm phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ nội bộ DN.

– Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán: Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng, DN chi tiết hoá theo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong DN.

Xem thêm tại: www.ksit.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/giaiphapketoanksit/

Liên hệ