KSIT CUNG CẤP DỊCH VỤ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY
NHANH CHÓNG, VỚI CHI PHÍ HỢP LÝ NHẤT
TƯ VẤN MIỄN PHÍ – 098 269 1116
Chi nhánh công ty là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng ủy quyền cho doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh mặc dù được phép thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng chỉ là một đơn vị trực thuộc công ty, không có tư cách pháp nhân độc lập
Có nên thành lập chi nhánh công ty?
Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh là chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế. Chi nhánh cũng có thể kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập. Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Do nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên thành lập chi nhánh là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, công ty khi thành lập chi nhánh sẽ phát sinh thủ tục kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, cuối năm chi nhánh cần lập báo cáo tài chính cho hoạt động của mình.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
Thông báo lập chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh. Nội dung thông báo gồm:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Tên chi nhánh dự định thành lập:
- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trongbảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
- Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
- Địa chỉ trụ sở chi nhánh;Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ đăng ký trụ sở chính của chi không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động sau thành lập chi nhánh, đặc biệt liên quan đến thủ tục phát hành hóa đơn giá trị gia tăng của chi nhánh thì khi công ty thuê nhà, thuê văn phòng làm trụ sở của chi nhánh, công ty cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp:
- Hợp đồng thuê văn phòng,
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) của văn phòng cho thuê.
- Bản sao Chứng minh thư, hộ khẩu của bên cho thuê
- Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh:
- Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Do đó, đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì đơn vị phải đảm bảo điều kiện chứng chỉ hành nghề trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Thông tin người đứng đầu chi nhánh, người đại diện theo pháp luật của công ty
- Thông tin họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh;
- Thông tin họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh:
- Đối với người đứng đầu chi nhánh là người Việt Nam: Cung cấp bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
- Đối với người đứng đầu chi nhánh là người nước ngoài: Cung cấp bản sao công chứng Hộ chiếu và Thẻ tạm trú;
Sau khi hoàn thành hồ sơ, Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt chi nhánh.
Sau khi chi nhánh nhận được Giấy chứng nhận hoạt động, nhân viên công ty phải gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nếu chi nhánh đặt ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác. Ngoài ra vào định kỳ tháng quý chi nhánh cũng phải thực hiện khai thuế Giá trị gia tăng về các khoản thu chi của chi nhánh.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày từ ngày thành lập chi nhánh.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KSIT
Add: Số 36 Đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại tư vấn: 0982691116 – 0912876996
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh gọn và uy tín
Chi phí lãi vay có được tính vào khoản chi hợp lý không?
Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp
Hướng dẫn chuẩn bị cho kỳ quyết toán cuối năm
Điểm cần chú ý tại thông tư 68/2019/T-BTC có hiệu lực từ ngày 14/11/2019
Những sai sót thường gặp khi lập báo cáo tài chính